NỢ KHÔNG THỂ TRẢ

Trưa hè đường phố Hà Nội vắng vẻ, tôi thong thả từng bước chân bên hồ Thiền Quang. Bên kia là công viên, tất cả đã tạo cho tôi sự thanh thản bình yên. Tôi bỗng thấy yêu Hà Nội hơn bao giờ hết, dù không phải quê cha đất tổ nhưng là nơi tôi sinh ra và lớn lên cùng bao kỷ niệm vơi đầy, vì lẽ đó tôi coi Hà Nội là quê hương của mình.
- Có đi xe không anh? Câu nói nhỏ nhẹ của người đạp xích lô cũng đủ cắt đứt dòng suy nghĩ mà tôi đang hào hứng theo đuổi. "Trời ơi! sao anh ta không hiểu cái thú đi bộ của người luôn bận bịu chẳng còn thì giờ cho mình". Tôi khó chịu "đúng là xích lô có khác".
- Có đi không anh? Tôi bực tức, thật là một kẻ vô văn hoá !
- Không ! Chẳng thèm nhìn, tôi tiếp tục bước đi.
Người đạp xe xích lô lầm lũi vượt lên, dù chẳng thèm nhìn kẻ làm phiền nhưng nó lại đập thẳng vào mắt tôi, anh ta chạc tuổi tôi nét mặt cởi mở như cố che dấu ánh mắt đượm buồn có phần nhường nhịn của người cần cù lao động hiền lương. Mà chắc gì từ sáng đến giờ đã có khách.
Nghĩ vậy Tôi liền kêu:
- Này! Nguời đạp xe gần như dừng lại.
- Anh về đâu?
- Giảng Võ ... bao tiền - "bẩy nghìn" - " sao mà đắt thế! năm nghìn "
- Thôi lấy anh sáu nghìn vậy, người đạp xe dè dặt. Lời nói cũng như nét mặt anh ta chẳng có gì là ra vẻ này nọ, hay một chút cầu xin. "Năm nghìn" tôi nhắc lại. "Sáu nghìn" anh ta ngoái lại, trong khi chiếc xe vẫn nặng nề lăn bánh. "Thôi được... " tôi quả quyết. Sau khi tôi yên vị anh ta bắt đầu tăng tốc, chiếc xe bon bon trên đường nhựa phẳng lỳ dưới những bóng cây râm mát bên hồ. Tôi bỗng thấy lòng thư thái lạ kỳ, có lẽ do cả thái độ người đạp xe làm tôi thấy thoải mái, chẳng phải tò mò mà tôi nghĩ cần phải chia sẻ với con người như thế.
- Nhà anh ở đâu? Tôi quay lại hỏi
- Tôi ở Trương Định.
- Anh mấy cháu?
- Hai anh ạ.
Hóa ra anh là người Hà Nội thể nào phong cách rất từ tốn mà người ta gọi chung là truyền thống văn hoá người Tràng An. Thật ra chỉ vì cảm tình anh mà tôi lên xe, chứ có mấy khi tôi được thư thả đi bộ ven hồ để tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên yên bình đến ngọt ngào này, dù có nắng một chút nhưng yên tĩnh, cái thời khắc ấy thật hiếm hoi, nhất là đối với những người lúc nào cũng lo hết thời gian như tôi. Ngần ngừ một chút tôi mạnh dạn hỏi anh:
- Này anh! Anh có vội không ta vào kia uống cốc nước được không ?
- Vâng tuỳ anh!
Ngồi đối diện với anh tôi chợt nhận ra anh có một thân hình thật cân đối, khoẻ mạnh, hành động linh hoạt và ý tứ. Thật ra trước khi mời anh uống cốc trà suông vỉa hè, tôi đã nghĩ người ta đi làm đi ăn ai dỗi hơi lại còn ngồi với người lạ uống cốc nước rẻ tiền. Tôi bỗng thấy quý con người anh và cũng tiếc một con người như thế sao lại không làm ở một cơ quan nào đó để phát huy sức mình làm lợi xã hội, hay ít nhất cũng làm một nghề gì đó, hay anh chán sự đời mà về đạp xích lô sống cuộc đời thanh bạch tự do tự tại.
Anh cứ đạp xe, tôi cứ nghĩ rồi cùng chuyện, cùng nghe. Nói thì nói, nghe vẫn nghe nhưng thâm tâm tôi lúc này muốn về nhà cho nhanh để anh còn đi kiếm khách. Đến nhà rồi thì tôi lại thấy sao nhanh thế. Anh nhìn tôi, tôi nhìn anh cả hai đều lúng túng may quá tôi lại nói được một câu mà hình như cũng là ý của anh.
- Hay là anh nghỉ chút, lên nhà tôi uống nước. Tôi không ngờ anh tiếp tục nhận lời cùng tôi trèo lên căn phòng cao chót vót của tôi. Một tuần nước chẳng khát nhưng cũng đã vì nhau mà cạn chén, tôi thật sự thoải mái sau khi gặp anh. Dù nói thế nào thì tiền công của anh là chính, nghĩ vậy tôi vội mở ví lấy bẩy nghìn trả anh. Lúc nãy thì cò kè một nghìn mất bao thời gian, bây giờ đưa anh cả bẩy nghìn tôi lại thấy rất vui vì tôi nghĩ anh xứng đáng hơn thế.
- Không! Anh cất hộ, tôi không lấy.
Tôi không tin ở tai mình, một người đi đạp xích lô cái nghề chẳng khác khổ sai bữa có khách bữa không, chưa kể còn ngày mưa ngày nắng.
- Không ! anh phải cầm lấy! Tôi nói vội vàng rồi giúi vào túi anh. Anh lại lấy số tiền đó đặt xuống bàn
- Anh đừng làm thế ... Tôi đứng ngây người vì ngạc nhiên và thật không ngờ, trả thêm một nghìn cứ nghĩ là to ngược lại người ta cho hẳn số tiền gấp năm sáu lần một cách bình thường và vô cùng giản dị. Tôi chợt nhớ ra có một điều gì đó mình chưa đúng với anh, vội chạy ra hành lang thì anh đã đi từ bao giờ, nhìn xuống sân khu tập thể im lìm không một bóng người, cái xe xích lô của anh để ở gốc cây không còn nữa.
Tôi thấy hụt hẫng trở vào nhà, đập luôn vào mắt là cái tủ đã mọt còn mất cả một chân phải kê bằng gạch, bên cạnh là chiếc giường ọp ẹp tôi mới sực nhớ vì sao anh không lấy tiền.
Mang món nợ trong đời cho đến một chiều hai chín Tết tôi quyết bỏ ra mấy giờ, đi tìm anh. Thật lạ tôi không hề nản lòng mặc dù đã đi lại nhiều lần, cả phố Trương Định nơi anh sống mà chẳng ai biết anh Tiến đạp xích lô cách đây bẩy năm ở đâu?
V.T.T

Trưa hè đường phố Hà Nội vắng vẻ, tôi thong thả từng bước chân bên hồ Thiền Quang. Bên kia là công viên, tất cả đã tạo cho tôi sự thanh thản bình yên. Tôi bỗng thấy yêu Hà Nội hơn bao giờ hết, dù không phải quê cha đất tổ nhưng là nơi tôi sinh ra và lớn lên cùng bao kỷ niệm vơi đầy, vì lẽ đó tôi coi Hà Nội là quê hương của mình.
- Có đi xe không anh? Câu nói nhỏ nhẹ của người đạp xích lô cũng đủ cắt đứt dòng suy nghĩ mà tôi đang hào hứng theo đuổi. "Trời ơi! sao anh ta không hiểu cái thú đi bộ của người luôn bận bịu chẳng còn thì giờ cho mình". Tôi khó chịu "đúng là xích lô có khác".
- Có đi không anh? Tôi bực tức, thật là một kẻ vô văn hoá !
- Không ! Chẳng thèm nhìn, tôi tiếp tục bước đi.
Người đạp xe xích lô lầm lũi vượt lên, dù chẳng thèm nhìn kẻ làm phiền nhưng nó lại đập thẳng vào mắt tôi, anh ta chạc tuổi tôi nét mặt cởi mở như cố che dấu ánh mắt đượm buồn có phần nhường nhịn của người cần cù lao động hiền lương. Mà chắc gì từ sáng đến giờ đã có khách.
Nghĩ vậy Tôi liền kêu:
- Này! Nguời đạp xe gần như dừng lại.
- Anh về đâu?
- Giảng Võ ... bao tiền - "bẩy nghìn" - " sao mà đắt thế! năm nghìn "
- Thôi lấy anh sáu nghìn vậy, người đạp xe dè dặt. Lời nói cũng như nét mặt anh ta chẳng có gì là ra vẻ này nọ, hay một chút cầu xin. "Năm nghìn" tôi nhắc lại. "Sáu nghìn" anh ta ngoái lại, trong khi chiếc xe vẫn nặng nề lăn bánh. "Thôi được... " tôi quả quyết. Sau khi tôi yên vị anh ta bắt đầu tăng tốc, chiếc xe bon bon trên đường nhựa phẳng lỳ dưới những bóng cây râm mát bên hồ. Tôi bỗng thấy lòng thư thái lạ kỳ, có lẽ do cả thái độ người đạp xe làm tôi thấy thoải mái, chẳng phải tò mò mà tôi nghĩ cần phải chia sẻ với con người như thế.
- Nhà anh ở đâu? Tôi quay lại hỏi
- Tôi ở Trương Định.
- Anh mấy cháu?
- Hai anh ạ.
Hóa ra anh là người Hà Nội thể nào phong cách rất từ tốn mà người ta gọi chung là truyền thống văn hoá người Tràng An. Thật ra chỉ vì cảm tình anh mà tôi lên xe, chứ có mấy khi tôi được thư thả đi bộ ven hồ để tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên yên bình đến ngọt ngào này, dù có nắng một chút nhưng yên tĩnh, cái thời khắc ấy thật hiếm hoi, nhất là đối với những người lúc nào cũng lo hết thời gian như tôi. Ngần ngừ một chút tôi mạnh dạn hỏi anh:
- Này anh! Anh có vội không ta vào kia uống cốc nước được không ?
- Vâng tuỳ anh!
Ngồi đối diện với anh tôi chợt nhận ra anh có một thân hình thật cân đối, khoẻ mạnh, hành động linh hoạt và ý tứ. Thật ra trước khi mời anh uống cốc trà suông vỉa hè, tôi đã nghĩ người ta đi làm đi ăn ai dỗi hơi lại còn ngồi với người lạ uống cốc nước rẻ tiền. Tôi bỗng thấy quý con người anh và cũng tiếc một con người như thế sao lại không làm ở một cơ quan nào đó để phát huy sức mình làm lợi xã hội, hay ít nhất cũng làm một nghề gì đó, hay anh chán sự đời mà về đạp xích lô sống cuộc đời thanh bạch tự do tự tại.
Anh cứ đạp xe, tôi cứ nghĩ rồi cùng chuyện, cùng nghe. Nói thì nói, nghe vẫn nghe nhưng thâm tâm tôi lúc này muốn về nhà cho nhanh để anh còn đi kiếm khách. Đến nhà rồi thì tôi lại thấy sao nhanh thế. Anh nhìn tôi, tôi nhìn anh cả hai đều lúng túng may quá tôi lại nói được một câu mà hình như cũng là ý của anh.
- Hay là anh nghỉ chút, lên nhà tôi uống nước. Tôi không ngờ anh tiếp tục nhận lời cùng tôi trèo lên căn phòng cao chót vót của tôi. Một tuần nước chẳng khát nhưng cũng đã vì nhau mà cạn chén, tôi thật sự thoải mái sau khi gặp anh. Dù nói thế nào thì tiền công của anh là chính, nghĩ vậy tôi vội mở ví lấy bẩy nghìn trả anh. Lúc nãy thì cò kè một nghìn mất bao thời gian, bây giờ đưa anh cả bẩy nghìn tôi lại thấy rất vui vì tôi nghĩ anh xứng đáng hơn thế.
- Không! Anh cất hộ, tôi không lấy.
Tôi không tin ở tai mình, một người đi đạp xích lô cái nghề chẳng khác khổ sai bữa có khách bữa không, chưa kể còn ngày mưa ngày nắng.
- Không ! anh phải cầm lấy! Tôi nói vội vàng rồi giúi vào túi anh. Anh lại lấy số tiền đó đặt xuống bàn
- Anh đừng làm thế ... Tôi đứng ngây người vì ngạc nhiên và thật không ngờ, trả thêm một nghìn cứ nghĩ là to ngược lại người ta cho hẳn số tiền gấp năm sáu lần một cách bình thường và vô cùng giản dị. Tôi chợt nhớ ra có một điều gì đó mình chưa đúng với anh, vội chạy ra hành lang thì anh đã đi từ bao giờ, nhìn xuống sân khu tập thể im lìm không một bóng người, cái xe xích lô của anh để ở gốc cây không còn nữa.
Tôi thấy hụt hẫng trở vào nhà, đập luôn vào mắt là cái tủ đã mọt còn mất cả một chân phải kê bằng gạch, bên cạnh là chiếc giường ọp ẹp tôi mới sực nhớ vì sao anh không lấy tiền.
Mang món nợ trong đời cho đến một chiều hai chín Tết tôi quyết bỏ ra mấy giờ, đi tìm anh. Thật lạ tôi không hề nản lòng mặc dù đã đi lại nhiều lần, cả phố Trương Định nơi anh sống mà chẳng ai biết anh Tiến đạp xích lô cách đây bẩy năm ở đâu?
V.T.T
.
hihi, HX lần đầu tới thăm nhà Lão, chon entry này để cm. Chúc Lão vui hen.
bằng xích lô là thú thích nhiều người.
thêm chiếc chông, long kong xích lô gõ
ấn tượng một thời, tôi cùng mẹ đã đi
Tôi quay lại phía sau gữi chông, không kêu nữa
Bác xích lô mỉm cười xoa đầu tôi nhè nhẹ
Mô hôi rơi, vết nhăn hằn mi mắt
bác vẫn cười, tôi nhớ bác xich lô.
========
chúc LN vui ạ
Trỡ về lại bến chèo đò qua sông
Nắng mưa chìn tháng ròng ròng
Con đó kiến thức long đong tháng ngày
Nếu lão ko trả em cứ ở đây ứ về
Chúc lão ngon giấc nhé!
Nghe như khản cổ đệ ta mất rồi
Vắng luôn cả những nụ cười
Rượu tràn đầy cốc mà người đi đâu
Chúc anh những ngày nghỉ cuối tuần tràn đầy niềm vui với thiên thần nhỏ nhé!
Chúc anh buổi chiều tháng 7 mưa ngâu mát mẻ thật vui
chúc LN chiều vui ạ
chiều thu chúc LN vui ạ
.
Mời lão sang nhà con bầm nhận tem nhé ! Về gối đầu giường ngủ cho ngon nha (~_~)
Mong sao Lão sẽ gặp lại người đạp xích lô nhen Lão.
vậy người đi xích lô lai càng tốt hơn...vừa có tiếng lại có miếng
Chúc lão cùng gia đình đón mùa vu lan thật vui và hạnh phúc nhé!
.
câu chiện lão kể làm em nhớ hồi còn học sinh em đi chụp ảnh làm thẻ HS thì phải, em chụp xong trả tiền thì thiếu tiền, hỏi em học tiểu học thôi, lão chụp ảnh mắng em là ko đem tiền đủ đi mà cũng chụp ảnh, em buồn quá thế là 1 chú bộ đội nghe thế trả nốt tiền thiếu cho em, hồi đó có vài đồng thôi, sau đó chú đi luôn em ko kịp cảm ơn, em cứ áy náy mãi giống như lão đấy
.
Chúc lão mùa Vu lan tịnh tâm an lạc mọi nẻo đường nha nha
Rằng trong có vẻ hào hoa
Lời ăn tiếng nói cao xa bời bời
Thế mà ở tít trên trời
Bàn hư gường gãy buồn ơi là buồn
Xin đừng giở thói khoe mồm
Dù nghèo nhưng sống có hồn tỉnh tâm
Mà con người trong quần thể xã hội,luôn có những tấm lòng rất VIỆT !
Nay Ngày VU LAN. PS sang chúc Lão ắp đầy lòng HIẾU HẠNH !
Chúc lão ngủ ngon nhé!
TEM ĐỒNG GỬI BẠCH DƯƠNG
GIÀ LÀNG THÌ TEM BẠC
TEM LÒNG CON CỦA BẦM
Chúc Lão một đêm yên bình ạ
chúc lão luôn vui vẻ!